Visa công tác Maroc chi tiết

visa công tác maroc

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác kinh doanh rất nhiều với các doanh nghiệp tại Maroc. Do vậy, nhu cầu sang công tác Maroc là rất lớn. Điều quan trọng để đảm bảo bạn được nhập cảnh vào Maroc để công tác đó là bạn phải có visa công tác Maroc.

Vậy, hồ sơ và quy trình xin visa Maroc để đi công tác như thế nào? Daisuquan sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

I. Checklist Hồ Sơ Xin Visa Công Tác Maroc

1. Hồ sơ nhân thân

  • Đơn xin visa công tác Maroc (2 bản, khai bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
  •  2 ảnh 3x4cm, chụp trên nền trắng, rõ mặt;
  • Hộ chiếu gốc (còn hạn ít nhất 6 tháng và còn trang trống) + Hộ chiếu cũ (nếu có);
  • Bản photo các trang hộ chiếu;
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân;
  • Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu;

2. Hồ sơ công việc

Nếu là nhân viên:

  • Hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng/bổ nhiệm (mẫu theo file đính kèm);
  • Quyết định cử đi công tác nếu đi công tác (mẫu theo file đính kèm);
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty;

Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định cử đi công tác nếu đi công tác (mẫu theo file đính kèm);

3. Hồ sơ tài chính

  • Bản gốc Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất có xác nhận của Ngân hàng;
  • Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bản gốc trị giá tối thiểu 5.000 USD.
  • Sao y sổ đỏ, giấy tờ xe ô tô hoặc các tài sản khác có giá trị (Nếu có)

4. Hồ sơ chuyến công tác

  • Booking khách sạn;
  • Booking vé máy bay 2 chiều;
  • Bảo hiểm chuyến đi;
  • Thư mời của đối tác tại Maroc có xác nhận của cơ quan chức năng của Maroc;

visa công tác Maroc

II. Quy trình xin visa công tác Maroc

1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin visa công tác Maroc

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo đúng checklist ở trên. Ngoại trừ hộ chiếu và các giấy tờ song ngữ, các giấy tờ khác bạn đều phải dịch thuật và có dấu xác nhận công chứng dịch thuật của các công ty dịch thuật hoặc của Sở Tư Pháp.

► Lưu ý: Tờ khai xin visa phải viết hoa, viết bằng bút bi mực đen và không bỏ trống các ô cần điền.

2. Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa công tác Maroc

Địa chỉ Đại sứ quán Maroc: Số 9 Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội

  1. Khi đến, bạn gặp cảnh sát bảo vệ Đại sứ quán để trình CMTND, sau đó đến cửa bấm chuông. Khi nghe thấy tiếng ‘tạch” cửa thì bạn mở cửa đi vào.
  2. Tiếp đó, bạn vào trình diện bảo vệ ngồi ở tầng 1 biệt thự. Người này sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ lên tầng 2 gặp nhân viên người Việt Nam.
  3. Khi lên tầng 2 gặp nhân viên người Việt Nam, bạn trình hồ sơ ra để người này kiểm tra hồ sơ một lần nữa xem đã đầy đủ chưa. Nếu thiếu, bạn sẽ được yêu cầu mang hồ sơ về bổ sung để hôm sau mang đến nộp. Nếu đủ, người này sẽ mang hồ sơ của bạn xuống tầng 1, và bạn hãy đi theo người này.
  4. Xuống đó, bạn sẽ gặp thư ký 2 của Đại sứ quán. Người này sẽ kiểm tra hồ sơ một lần nữa và hỏi một số câu bằng tiếng Anh. Thế nên sẽ là lợi thế nếu bạn biết tiếng Anh. Còn nếu không biết, người thu hồ sơ trước sẽ dịch giúp bạn, nhưng hồ sơ của bạn sẽ bị đánh giá yếu đi.
  5. Sau khi hỏi xong, bên Đại sứ quán sẽ thu toàn bộ hồ sơ. Khi đó bạn sẽ nộp phí lãnh sự tại Đại sứ quán là 40 Đôla Mỹ/người (thu bằng tiền Đôla).
  6. Sau đó, bạn sẽ được thông báo bằng miệng về thời gian có kết quả xét duyệt visa, chứ không có giấy hẹn.

3. Bước 3: Lấy kết quả visa công tác Maroc

Đến ngày hẹn, bạn đến Đại sứ quán để nhận kết quả visa.

► Lưu ý: Thời gian xét duyệt trung bình hiện nay là 14 đến 21 ngày.

visa công tác maroc

III. Một số lưu ý về văn hóa kinh doanh ở Maroc

  • Maroc từng là xứ bảo hộ của Pháp và Tây Ban Nha. Người dân Maroc chủ yếu là người Ả Rập và người Berber hoặc người lai hai dân tộc này. Tiếng Ả Rập, tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của quốc gia này nhưng nhiều người nói một thứ tiếng Berber, đặc biệt là ở nông thôn. Nền kinh tế Maroc chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hai ngành du lịch và công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng.
  • Trong đàm phán, thương lượng đưa ra giá cả người Maroc luôn muốn mình là người đưa ra giá cuối cùng. Trong các cuộc hẹn, vấn đề thời gian không phải là điều quan trọng, do đó các đối tác thường hay trễ hẹn.
  • Thông thường, người Maroc sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng cách đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận. Chính vì thế, để thể hiện rằng bạn rất quan tâm đến một ai đó, trước tiên bạn nên hỏi họ về gia đình, sức khoẻ hay về những người bạn của họ.
  • Khi gặp gỡ phụ nữ Maroc, bạn chỉ nên bắt tay họ, trong trường hợp bạn được cho phép hôn vào má thì phải hôn vào hai má họ ba cái. Trong lần gặp gỡ đầu tiên tốt nhất bạn không nên tỏ ra quá thân mật, bạn nên sử dụng cách xưng hô là you và gọi người Maroc bằng tên của họ.
  • Về trang phục, doanh nhân Maroc rất quan tâm đến thương hiệu, nhãn mác và phụ nữ thường trang điểm nhẹ nhàng. Về ăn uống, món ăn đặc trưng nơi đây là couscous món tagine và pastilla, có lẫn cả vị ngọt và vị mặn.

H vọng với những thông tin trên, các bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho chuyến công tác Maroc sắp tới. Nếu cần bất kì sự tư vấn nào về visa công tác Maroc, vui lòng liên hệ Daisuquan.online qua 078.2323.879.

Rate this post