Hướng dẫn làm visa du lịch Maroc đầy đủ nhất

visa du lịch maroc

Với những ai đang bị “giằng xé” giữa quyết định đến châu Âu hay châu Phi thì du lịch Morocco là quyết định tuyệt vời, bởi vì vùng đất này là quốc gia đa sắc tộc; có hương vị giao hòa tuyệt vời của cả 2 lục địa, giữa Ả Rập và Berber. Tuy nhiên, để nhập cảnh vào Ma-rốc du lịch, thì điều kiện đầu tiên cần có nhất là bạn phải làm visa du lịch Maroc.

Với kinh nghiệm hỗ trợ thành công hàng ngàn khách du lịch xin visa Maroc thành công, Daisuquan.online sẽ giúp bạn biết cần chuẩn bị những gì cũng như quy trình xin visa tự túc tại Đại sứ quán Maroc tại Hà Nội ra sao nếu bạn muốn tự mình đi xin loại visa này.

I. Checklist Hồ sơ làm visa du lịch Maroc

1. Hồ sơ nhân thân

  •  Đơn xin visa du lịch Maroc (2 bản, khai bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
  • 2 ảnh 3x4cm, chụp trên nền trắng, rõ mặt;
  • Hộ chiếu gốc (còn hạn ít nhất 6 tháng và còn trang trống) + Hộ chiếu cũ (nếu có);
  • Bản photo các trang hộ chiếu;
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân;
  • Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu;

2. Hồ sơ công việc:

Nếu là nhân viên:

  • Hợp đồng lao động hoặc Quyết định tuyển dụng/bổ nhiệm (mẫu theo file đính kèm);
  • Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch (mẫu theo file đính kèm);

Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp:

  • Giấy đăng ký kinh doanh;

Nếu là người đã nghỉ hưu:

  • Sổ hưu trí hoặc Sổ nhận lương hưu;

Nếu là học sinh, sinh viên:

  • Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường (mẫu theo file đính kèm);

3. Hồ sơ tài chính:

  • Bản gốc Sao kê ngân hàng 3 tháng gần nhất có xác nhận của Ngân hàng;
  • Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bản gốc trị giá tối thiểu 5.000 USD.
  • Sao y sổ đỏ, giấy tờ xe ô tô hoặc các tài sản khác có giá trị (Nếu có)

4. Hồ sơ chuyến đi:

  • Booking khách sạn;
  • Booking vé máy bay 2 chiều;
  • Bảo hiểm chuyến đi;

visa du lịch Maroc

II. Quy trình làm visa du lịch Maroc

1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm visa du lịch Maroc

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo đúng checklist ở trên. Ngoại trừ hộ chiếu và các giấy tờ song ngữ, các giấy tờ khác bạn đều phải dịch thuật và có dấu xác nhận công chứng dịch thuật của các công ty dịch thuật hoặc của Sở Tư Pháp.

► Lưu ý: Tờ khai xin visa du lịch Maroc phải viết hoa, viết bằng bút bi mực đen và không bỏ trống các ô cần điền.

2. Bước 2: Nộp hồ sơ làm visa du lịch Maroc tại Đại sứ quán Maroc

Địa chỉ Đại sứ quán Maroc: Số 9 Chu Văn An, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội

  1. Khi đến, bạn gặp cảnh sát bảo vệ Đại sứ quán để trình CMTND, sau đó đến cửa bấm chuông. Khi nghe thấy tiếng ‘tạch” cửa thì bạn mở cửa đi vào.
  2. Tiếp đó, bạn vào trình diện bảo vệ ngồi ở tầng 1 biệt thự. Người này sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ lên tầng 2 gặp nhân viên người Việt Nam.
  3. Khi lên tầng 2 gặp nhân viên người Việt Nam, bạn trình hồ sơ ra để người này kiểm tra hồ sơ một lần nữa xem đã đầy đủ chưa. Nếu thiếu, bạn sẽ được yêu cầu mang hồ sơ về bổ sung để hôm sau mang đến nộp. Nếu đủ, người này sẽ mang hồ sơ của bạn xuống tầng 1, và bạn hãy đi theo người này.
  4. Xuống đó, bạn sẽ gặp thư ký 2 của Đại sứ quán. Người này sẽ kiểm tra hồ sơ một lần nữa và hỏi một số câu bằng tiếng Anh. Thế nên sẽ là lợi thế nếu bạn biết tiếng Anh. Còn nếu không biết, người thu hồ sơ trước sẽ dịch giúp bạn, nhưng hồ sơ của bạn sẽ bị đánh giá yếu đi.
  5. Sau khi hỏi xong, bên Đại sứ quán sẽ thu toàn bộ hồ sơ. Khi đó bạn sẽ nộp phí lãnh sự tại Đại sứ quán là 40 Đôla Mỹ/người (thu bằng tiền Đôla).
  6. Sau đó, bạn sẽ được thông báo về thời gian có kết quả xét duyệt visa, không có giấy hẹn.

3. Bước 3: Lấy kết quả visa Maroc

Đến ngày hẹn, bạn đến Đại sứ quán để nhận kết quả visa du lịch Maroc.

► Lưu ý: Thời gian xét duyệt visa Maroc trung bình hiện nay là 14 đến 21 ngày.

III. Những điều cần biết khi du lịch Maroc

  1. Cà phê là một phần tất yếu của cuộc sống thường nhật, đặc biệt là với cánh mày râu.
  2. Những nhà thờ Hồi giáo không chào đón những người ngoại đạo, trừ nhà thờ Hassan II.
  3. Maroc là quốc gia đa ngôn ngữ, với ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập và 1 số thứ tiếng khác như Pháp, Tây Ban Nha, các phương ngữ Tashelhit, Tamazight, Tarifit, v.v.
  4. Hãy học cách ăn được thì là Ai Cập, vì đây là gia vị chính trong ẩm thực Maroc.
  5. Tàu lửa của công ty ONCF ở Maroc là 1 trong những chuyến tàu tốt nhất Châu Phi.
  6. Hãy tập trung chú ý mỗi khi nghe ai đó kêu lớn “balak”, đặc biệt trong các khu chợ. Vì từ này có nghĩa là “tránh ra”, để tránh va chạm.
  7. Maroc là 1 quốc gia Hồi giáo, nên bạn không nên mặc đồ quá ngắn, ngay cả khi ra biển.
  8. Những cụm từ Ả Rập giao tiếp thông dụng: Choukran (Cảm ơn); La Choukran (Không, cảm ơn), phát âm là “Shokran”; Feen (Ở đâu), phát âm là “fin”; Xin chào (Salam Alikome), cụm từ này được sử dụng như một lời chào đón, tiếp đón thân mật.
  9. Đơn vị tiền tệ ở Maroc là Dirham (MAD, 1 Euro ~ 10 mad)
  10. Du khách chỉ nên chụp ảnh nếu đã được người dân địa phương đồng ý, vì quan niệm bản địa cho rằng mỗi hình ảnh đều phản chiếu linh hồn họ.

Nếu bạn có bất cứ khó khăn gì trong việc chuẩn bị hồ sơ làm visa du lịch Maroc, hay muốn tiết kiệm thời gian công sức và muốn được đảm bảo tỷ lệ đậu visa là cao nhất; hãy liên lạc miễn phí với Daisuquan qua hotline 078.2323.879.

Rate this post