Tổng hợp kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn đầy đủ nhất

Phượng Hoàng Cổ Trấn là điểm du lịch gần như nức tiếng của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc; đồng thời cũng là cái tên vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt khi chúng ta nhắc đến những địa điểm du lịch nhất định phải đến một lần trong đời.

Hãy cùng Daisuquan tham khảo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn với nhiều điều thú vị, hay ho nhé !

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng phương tiện gì ?

Máy bay

Với phương tiện máy bay, các du khách có thể đặt vé máy bay đi Quảng Châu, tham quan, nghỉ ngơi ở Quảng Châu, sau đó chuyển tiếp chuyến bay tới Trương Gia Giới tham quan và khám phá và tiếp tục di chuyển bằng ô tô tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Hiện tại, từ Việt Nam bạn có thể đặt vé máy bay của Vietnam Airlines và Jetstar cho các hành trình đi Quảng Châu.

Tàu hỏa

Nếu đi bằng tàu hỏa, các bạn hãy lựa chọn đi từ ga Gia Lâm đến Nam Ninh. Từ Nam Ninh, các bạn lại đi tàu hỏa tiếp đến ga Cát Lợi (Trương Gia Giới).

kinh nghiệm đi phượng hoàng cổ trấn

Từ Trương Gia Giới đi xe buýt là đến Phượng Hoàng Cổ Trấn. Theo kinh nghiệm thì các bạn nên dành 1 ngày đi chơi ở Trương Gia Giới sau đó hãy tới Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Ô tô

Ô tô là phương tiện được mọi người ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, con đường đến Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Các bạn đi ô tô từ Hà Nội tới Cửa Khẩu Hữu Nghị.

Đến Cửa Khẩu Hữu Nghị thì các bạn sẽ đi xe điện đến chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Nhập cảnh xong, các bạn đi bộ ra chỗ bến xe. Xe sẽ đi từ Cửa Khẩu Trung Quốc đến Ga Nam Ninh

Kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Đi Phượng Hoàng Cổ Trấn nên ăn gì ?

Lẩu cá cay

Lẩu cá cay là đặc sản Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang ngay thị trấn và được chế biến ngay khi vừa vớt lên nên vẫn giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi.

 

lẩu cá cay phượng hoàng cổ trấn

Vì khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn se se lạnh nên các món ăn ở đây hầu như đều cay. Có lẽ bởi đây là cách làm ấm bụng của người dân nơi đây. Bạn có thể gọi thêm rau xào để ăn cùng với lẩu.

Dân du lịch vẫn thường rỉ tai nhau: Ở Phượng Hoàng cổ trấn, bát mì  thơm ngọt vị thịt xương và nghi ngút khói tỏa mùi vị rất đặc trưng. Các bạn nên ghé để thưởng thức, quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ càng ngon.

đi phượng hoàng cổ trấn nên ăn gì

Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với 3 kiểu mì chính: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Vì thế khi gọi món bạn phải chỉ đích danh kiểu mì để không nhầm lẫn.

Tàu hũ thối

Món đậu phụ thối bình thường chỉ ngâm trong nước muối 5-10 ngày, còn đậu phụ Hồ Nam lại được ủ đến 15 ngày. Do thời gian ủ dài hơn mà món đậu phụ thối này trở nên thơm bùi và béo ngậy .

đậu hũ thối phượng hoàng cổ trấn

Đậu phụ được chiên giòn bằng dầu cây trà trên lửa nhỏ, rồi cho thêm dầu mè và sốt tương ớt. Đây là món ăn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khiến các du khách nước ngoài phải ngại ngùng khi thưởng thức nhưng lại nhớ mãi.

Vịt hầm tiết, gạo nếp

Vịt hầm tiết tiết, gạo nếp là món ăn đặc sắc không chỉ nổi tiếng ở vùng Tương Tây mà còn trong Phượng Hoàng cổ trấn.

đậu hũ thối phượng hoàng cổ trấn

Chắc cũng bởi thời tiết se lạnh của cổ trấn, sì sụp bát súp vịt hầm đã trở thành một món ăn yêu thích của thực khách.

Kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn – Những nơi nên đến

  • Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới

Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn thì không thể nào bỏ qua Trương Gia Giới được. Trương Gia Giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới

Chính điều này đã góp phần tạo nên cảnh đẹp thần tiên, từ núi non, sông nước hữu tình đến những thung lũng nên thơ, khu rừng nguyên sinh hoang dã.

  • Thiên Môn Sơn

Thiên Môn là một trong những ngọn núi tuyệt đẹp cũng như đặc biệt nhất Trương Gia Giới. Để lên được tới đỉnh, du khách phải đi hết con đường dài 11 km uốn lượn quanh núi.

Những địa điểm du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Con đường này khá dốc, tăng độ cao từ 200 m lên tới 1.300 m với 99 khúc cua ngoằn ngoèo tới chóng mặt.

  • Bắc môn cổ thành

Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được người dân nơi đây gọi là Tòa Tháp Phía Bắc, nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn được xây dựng dưới thời nhà Minh, là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận.

Những địa điểm du lịch ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

  • Cầu Hồng Kiều

Hồng Kiều được xây dựng vào cuối thời Minh, đầu thời Thanh – cách đây cũng đã hơn 300 – năm chủ yếu bằng vật liệu gỗ và đá.

Cầu được xây với lối kiến trúc cổ, bao gồm hai tầng: tầng 1 chủ yếu dùng để đi lại lưu thông giữa hai bên bờ; tầng trên được xây dựng với mục đích dùng làm chỗ vãng cảnh và thờ tự.

kinh nghiem du lich phuong hoang co tran

Điểm độc đáo là bên cạnh cây cầu chính nối hai bên bờ sông với bốn trụ đá, du khách có thể đi trên cây cầu đá nhỏ hơn trực tiếp dẫn đến tầng hai của Lầu.

Chính hai cây cầu đá xếp chồng lên nhau đã tạo nên nét đặc sắc trong kiến trúc của Lầu Phong Thúy Hồng Kiều

Cảnh đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn

Kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm

Phượng Hoàng cổ trấn về đêm có quán Bar, Pub. Những tưởng tại một thị trấn cổ, người ta sẽ chỉ dùng đồ cổ như đèn dầu, nến! Nhưng không, họ có đầy đủ hệ thống điện đài hiện đại.

Phượng Hoàng cổ trấn về đêm, những ngôi nhà cổ được trang trí với đèn hoa rực rỡ đủ màu sắc khiến người ta không khỏi tròn xoe mắt ngắm nhìn.

Kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào mùa đông

Tuyết bắt đầu rơi trắng những mái nhà Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông

Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông đem đến cho du khách cảm giác thật yên bình, thật thoải mái.

Đến với Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông, bạn dễ quên mất mình là ai, quên luôn mọi bộn bề lo toan của cuộc sống, quên mọi buồn phiền, hối hả thường ngày mà chỉ còn bạn và thiên nhiên.

Trên đây là những kinh nghiệm đi Phượng Hoàng cổ trấn mà Daisuquan tổng hợp được. Hãy thử đến Phượng Hoàng cổ trấn ít nhất 1 lần trong đời. Bạn sẽ thấy mọi thứ thật đáng giá! Bạn có thể đặt vé tại Focus Asia Travel để được tư vấn và được hưởng giá ưu đãi nhé!

Rate this post