Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi xin visa Schengen

visa schengen

Muốn đến Châu Âu? Bạn nhất định cần chuẩn bị visa đi Châu Âu (hay còn gọi là xin visa Schengen)! Nhưng tấm visa đáng giá này trước giờ vẫn bị coi là “khá chảnh”, và có thủ tục phức tạp “khó nhằn” đặc biệt với những bạn lần đầu sang trời Âu.

1. Visa Schengen là gì?

Visa Schengen cho phép bạn di chuyển tự do qua 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen, bao gồm: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia, Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy Sĩ, Liechtenstein

Chỉ cần bạn xin thành công visa của 1 trong 26 nước trên, 25 nước còn lại cũng sẽ rộng cửa chào đón bạn ghé thăm. Không chỉ vậy, các vương quốc nhỏ và vùng lãnh thổ như Vatican & San Marino (thuộc Ý), Monaco, Andorra cũng cho phép người có visa Schengen nhập và xuất cảnh. Visa Schengen quyền lực và tiện lợi quá nhỉ!

xin visa schengen

2. Xin visa Schengen ở Đại sứ quán nước nào Châu Âu cũng được?

Chưa hẳn! Do visa khối schengen có thể đi được tất cả các nước trong khối, nên việc xác định được lãnh sự quán mà bạn định xin visa là điều rất quan trọng.

  • Nếu chỉ đến 1 nước, phải xin visa ở nước đó.
  • Nếu đến 2 nước trở lên, bạn cần xin visa ở nước mà bạn lưu trú lâu nhất (Your main destination). Hoặc nếu thời gian lưu trú ở các nước bằng nhau, hãy xin visa ở nước mà bạn đến đầu tiên (Your First destination).

3. Xin visa Schengen ở nước nào dễ nhất?

Người Việt đi theo diện du lịch thì thời gian lưu trú trong khối Schengen thường không quá 30-45 ngày, theo diện thăm thân thì thời gian lưu trú có thể lên tới 2-3 tháng (như với các trường hợp xin visa Hà Lan thăm thân).

Theo nhiều đánh giá cá nhân, người Việt dễ gặp nhiều khó khăn nhất khi xin visa Anh (do thủ tục phức tạp), visa Đức (do thời gian lưu trú giới hạn chặt chẽ), visa đi Séc (do có nhiều hồ sơ xuất khẩu lao động và phải xếp hàng lâu), visa đi Ba Lan (xét duyệt gắt gao do đã nhiều trường hợp người Việt trốn ở lại).

Một số nước dễ xin visa hơn là Pháp (chính sách thu hút khách du lịch ưu tiên cho người Việt, visa cho cấp dài ngày) và Hà Lan (thủ tục làm visa Hà Lan đơn giản).

Một số nước khác ngoài khối Schengen có thể nhập cảnh hoặc dễ xin visa mà bạn chưa biết, nếu có visa Schengen hoặc thẻ cư trú Schengen là: Nga (đi tàu từ Thuỵ Điển hoặc Phần Lan sang Nga miễn visa) và các nước thuộc khối Balkans (Bosnia & Herzegovina, Croatia, Montenegro, Albania, Romania) – thời gian lưu trú sẽ ít hơn 30 ngày là thời gian tối đa bạn thường được ở lại trong 1 nước Schengen.

Khi có thể cư trú châu Âu tạm thời hoặc dài hạn thì xin visa đi Anh và visa Mỹ cũng dễ dàng hơn nhiều. Các nước Anh, Ireland, Scotland không nằm trong khối Schengen nên bạn phải xin visa riêng cho các quốc gia này.

Macedonia chỉ cho phép những người có visa Schengen định cư, loại C hoặc D nhập cảnh.

xin visa schengen

4. Làm thế nào để xin visa Schengen?

Hồ sơ xin visa Schengen khá phức tạp. Nếu bạn muốn cắt giảm tối đa thời gian chuẩn bị, được tư vấn và giúp chuẩn bị hồ sơ chuẩn xác nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh, hãy liên hệ trực tiếp với Daisuquan.online qua Hotline 078.2323.879 hoặc tham khảo trực tiếp danh sách giấy tờ cần chuẩn bị dưới đây:

4.1. Giấy tờ về thông tin cá nhân

  • Đơn xin visa Schengen
  • Ảnh (3.5×5.5)
  • Passport (Original, Copy) còn thời hạn ít nhất 6 tháng, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản photocopy tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
  • Chứng minh thư nhân dân (Copy)
  • Sổ hộ khẩu (dịch thuật và công chứng tiếng Anh)

4.2. Giấy tờ chứng minh tài chính

  1. Xác nhận ngân hàng về tiền gửi tiết kiệm. Bạn nên có một sổ tiết kiệm giá trị tầm 100-200tr, và đã gửi được từ 3 tháng trở lên.
  2. Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (xác nhận của ngân hàng, hoặc bạn có thể in các mail báo nợ hàng tháng cũng được).
  3. Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng (đây là tài khoản trả lương để chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng của bạn), có xác nhận từ ngân hàng.

4.3. Giấy tờ chứng minh công việc

  1. Hợp đồng lao động, giấy đăng ký kinh doanh (bản copy), đơn xin nghỉ phép được chấp nhận của công ty đang làm việc (nếu là sinh viên bạn cần có xác nhận của trường đang học) và phiếu lương 3 tháng gần nhất (có xác nhận của công ty).

4.4. Giấy tờ cho chuyến đi

  1. Chứng nhận bảo hiểm du lịch: hiện nay có rất nhiều công ty bảo hiểm cung cấp loại bảo hiểm này, bạn có thể mua ở đâu cũng được. Tuy nhiên bảo hiểm phải có mức trách nhiệm ít nhất 30.000 Euro.
  2. Bản in vé máy bay điện tử, xác nhận đặt phòng cho toàn bộ nơi ở trong suốt cuộc hành trình. Để đảm bảo độ tin cậy, với vé máy bay khứ hồi, các bạn đặt ở chế độ thanh toán sau (của Vietnam Airlines), còn đặt phòng các bạn đặt chi tiết cho từng thành phố mà mình đến và nghỉ lại phù hợp với lịch trình gửi trong hồ sơ.
  3. Kế hoạch chi tiết cho toàn bộ chuyến đi. Bạn có thể lên mạng search các điểm danh lam thắng cảnh hoặc xem Kinh nghiệm du lịch Schengen, rồi bố trí chia đều các ngày để làm lịch trình.
  4. Thư bày tỏ (letter of expression) – đây là một bức thư bằng tiếng Anh để bày tỏ mong muốn được đi du lịch châu Âu và cam kết sẽ tuân thủ mọi quy định của nước sở tại.

5. Một số lưu ý khi nộp hồ sơ xin visa Schengen

  • Cần mang hết cả bản chính đi để nhân viên LSQ đối chiếu, sau đó họ sẽ trả lại bản chính cho bạn luôn, chỉ giữ passport và sẽ trả lại khi cấp visa.
  • Tất cả hồ sơ in mới và bản sao (photocopy) đều phải trình bày trên khổ A4. Nghĩa là cho dù photocopy CMND cũng không được cắt phần giấy trắng thừa ra. Làm sai thì TLSContact sẽ “làm hộ” bạn khi nộp hồ sơ và tính bạn giá dịch vụ photocopy đắt đến vô lý.
Rate this post