Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Nhật Bản

Với mong muốn giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức và kinh tế, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Nhật Bản của Đại Sứ Quán Online đã ra đời từ rất sớm; góp phần chuyển hóa các giấy tờ, văn bằng và tài liệu Nhật Bản được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Bên cạnh cung cấp dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự Nhật BảnĐại Sứ Quán Online cung cấp đầy đủ các dịch vụ khác như: dịch thuật tài liệu, dịch công chứngdịch thuật chuyên ngành,…

HỒ SƠ CHUNG KHI LÀM HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TẠI ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN ĐỂ ĐƯỢC CÔNG NHẬN VÀ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM

  1. Tờ khai hợp thức hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  2. Xuất trình bản chính Giấy tờ tùy thân khi nộp hồ sơ, bao gồm: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế cho Hộ chiếu;
  3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp thức hóa lãnh sự và có kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao
  • Lưu ý: Trường hợp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp thức hóa lãnh sự có từ hai tờ trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc phải được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng hình thức bảo đảm khác để không thể thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó.
  1. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh
  • Lưu ý 1: Bản dịch này không cần phải chứng thực, người nộp hồ sơ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch
  • Lưu ý 2: Giấy tờ, tài liệu không cần dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh trong trường hợp: là giấy tờ, tài liệu được lập bằng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Đức đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện tương ứng ở Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Đức. Quy định này cũng áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu được lập bằng các thứ tiếng khác, đề nghị hợp pháp hóa tại các Cơ quan đại diện khác, nếu Cơ quan đại diện này có cán bộ tiếp nhận hồ sơ hiểu được thứ tiếng đó.

CÁCH THỨC HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ TẠI ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN

Bước 1: Xin cấp hồ sơ ở cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Dịch sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh ở  phòng công chứng Nhà Nước;

Bước 3: Xin tem và dấu hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam vào bản dịch;

Bước 4: Qua Phòng lãnh sự – Đại sứ quán Nhật Bản xin hợp thức hóa lãnh sự.

Việc đưa hồ sơ hợp thức hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Nhật Bản đôi khi mất khá nhiều thời gian do số lượng hồ sơ quá đông. Hiện nay, Đại sứ quán Nhật Bản cũng đã rút ngắn bớt thời gian hợp thức hóa cho một số loại giấy tờ như hồ sơ đã từng xác nhận lãnh sự tại Phòng Lãnh sự Hàn Quốc; xin tem và dấu của Cục Lãnh sự lên trực tiếp bản gốc của bằng cấp/học bạ/bảng điểm; bằng tốt nghiệp, học bạ THPT/THCS/Tiểu học; Bằng tốt nghiệp, bảng điểm Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Trường nghề; học sinh sinh viên photo bằng cấp/học bạ/bảng điểm bản gốc, đem đến trường xin sao y bản chính tại trường.

Trên bản photo đã được sao y sẽ có: Dấu “bản sao” hoặc viết tay “sao y đúng bản chính”/“bản lưu tại trường” + con dấu và chữ ký của Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng/Trưởng phòng đào tạo/Phó trưởng phòng đào tạo. Đối với hồ sơ xin hợp thức hóa đã chuẩn bị đầy đủ và có kèm giấy tờ theo 1 trong 4 cách nêu trên, hồ sơ xin hợp pháp hóa sẽ rút ngắn còn 2 ngày.

 

5/5 - (1 bình chọn)