Tin tức xuất nhập cảnh

Thông tin chi tiết về nhập cảnh từ Nhật Bản vào Việt Nam thời điểm hiện tại (Tháng 8 – 2021)

Nội Dung

Ngày 19 tháng 6 năm 2020, Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam đã nhất trí sẽ từng bước, từng phần nới lỏng sự hạn chế đi lại giữa hai nước trong thời gian tới trên cơ sở đàm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định về phòng chống COVID-19 của mỗi nước. Ngoài ra, tại cuộc hội đàm cấp cao Nhật – Việt diễn ra vào ngày 19 tháng 10 năm 2020, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất bắt đầu vận hành cơ chế Business Track và nối lại chuyến bay chở khách thường lệ hai chiều.

Trên cơ sở những diễn biến nối lại đi lại nêu trên, trong trang web này, Đại sứ quán Online xin được hướng dẫn bạn về cách thức nhập cảnh vào Việt Nam chủ yếu dành cho đối tượng là nhân viên thường trú của doanh nghiệp, gia đình của họ và người sang Việt Nam công tác hiện nay.

Thực trang hiện nay

Giải pháp do sự lây lan của dịch bệnh gia tăng

Có khả năng các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam đột ngột tăng cường các biện pháp kiểm soát, hạn chế nhập cảnh để ứng phó với tình hình dịch Covid-19 trên thế giới cũng như tình hình lây nhiễm trong nước, vì vậy xin các bạn hãy lưu ý. 

Nhập cảnh vào Việt Nam và cách ly sau nhập cảnh

Nhân viên thường trú, gia đình của họ và người sang công tác có thể nhập cảnh vào Việt Nam sau khi doanh nghiệp (cơ quan) nơi người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam thực hiện đăng ký và thu xếp cụ thể. Tuy nhiên, sẽ cần thời gian từ 1,5 tháng đến 2 tháng để làm thủ tục, bên cạnh đó người nhập cảnh cần phải lưu trú tại cơ sở cách ly (khách sạn) trong 14 ngày.

Ngoài ra, trong thời gian 14 ngày sau khi hoàn tất thời gian cách ly, người nhập cảnh cần theo dõi sức khỏe bản thân tại nhà, nơi lưu trú, , hạn chế ra ngoài.v.v. Các biện pháp sau khi hoàn tất thời gian cách ly khác nhau tùy theo tỉnh, thành phố nơi người nhập cảnh làm việc và cư trú. 

Lưu ý: Ngày 4/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn quy định thời gian cách ly tập trung là 7 ngày và sau đó theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày đối với những người đã tiêm vắc xin đáp ứng một số điều kiện nhất định, tuy nhiên công văn này vẫn chưa được áp dụng.​ 

Khi bị lây nhiễm COVID-19

Đề nghị liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản) khi mắc COVID-19 trong thời gian lưu trú tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với quý vị trong trường hợp cần thiết.  

Ngoài ra, những nội dung hướng dẫn trên trang web này áp dụng cho trường hợp người có quốc tịch Nhật Bản nhập cảnh từ Nhật Bản vào Việt Nam. Đối với trường hợp người nhập cảnh không phải là người có quốc tịch Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ với cơ quan liên quan của phía Việt Nam hoặc của nước mà bạn mang quốc tịch.

Điều kiện tiên quyết để nhập cảnh vào Việt Nam

Biện pháp phòng chống COVID-19 của Việt Nam

Tại thời điểm hiện tại, để nhập cảnh vào Việt Nam, người nhập cảnh cần thực hiện các bước sau:

(1) Nộp đơn xin và được cấp giấy phép nhập cảnh.v.v. trước khi nhập cảnh từ cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam (bao gồm cả chính quyền tại các tỉnh thành địa phương. Sau đây tương tự như vậy),

(2) Nộp đơn xin và được cấp TRC (temporary residence card) hoặc visa trước khi nhập cảnh (chỉ dành cho đối tượng không có TRC hoặc visa),

(3) Xét nghiệm PCR.v.v. và được cấp giấy xác nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính trước khi nhập cảnh,

(4) Khai báo y tế trực tuyến,

(5) Cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh,

(6) Trong khoảng thời gian cách ly tại mục (5) nêu trên, người nhập cảnh được xét nghiệm PCR theo số lần quy định,

(7) Người nhập cảnh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong thời gian 14 ngày và làm xét nghiệm PCR.v.v, 
Ngoài ra, trong trường hợp kết quả xét nghiệm PCR sau khi nhập cảnh là dương tính thì người nhập cảnh sẽ được cách ly cho đến khi khỏi bệnh tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Chính phủ Vệt Nam chỉ định.

Ngoài nội dung nêu trên, người nhập cảnh cần tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm do cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn theo từng thời điểm.
 

Tầm quan trọng của việc các cá nhân và doanh nghiệp nơi người nhập cảnh làm việc đưa ra quyết định và thu thập thông tin

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, việc đi ra nước ngoài vẫn còn nhiều rủi ro như lây nhiễm trong quá trình di chuyển, thời gian cách ly có thể bị kéo dài hơn dự kiến, nhập viện trong thời gian dài tại các bệnh viện của Việt Nam.v.v. Vì vậy, khi nhập cảnh vào Việt Nam, bản thân người nhập cảnh và các doanh nghiệp (pháp nhân tại Việt Nam) nơi người nhập cảnh làm việc cần nhận thức đầy đủ về những rủi ro này, tự mình đưa ra quyết định và ứng phó với các tình huống.
 
Ngoài ra, thủ tục cấp phép nhập cảnh.v.v. của các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam khá phức tạp. Có sự khác nhau về thủ tục tùy theo tỉnh thành địa phương nơi người nhập cảnh làm việc, nơi sinh sống và nơi cách ly. Dựa theo diễn biến của tình hình lây nhiễm trong và ngoài nước mà quy trình và nội dung thủ tục có thể thay đổi tùy thời điểm. Thông qua doanh nghiệp nơi làm việc, các cá nhân có kế hoạch nhập cảnh vào Việt Nam xin vui lòng chủ động xác nhận các thông tin mới nhất bằng các cách liên hệ với chính quyền của các tỉnh thành địa phương và chính quyền trung ương phụ trách thủ tục v.v.
 

Đối tượng nhập cảnh

Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ số 238/TB-VPCP ngày 12 tháng 7 năm 2020 có nêu “tiếp tục thực hiện kịp thời việc cho phép nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động tay nghề cao, học sinh và sinh viên nước ngoài học tập tại Việt Nam được nhập cảnh Việt Nam. Cho phép người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) của các nhà ngoại giao, nhà đầu tư và chuyên gia được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”
 
Tại thời điểm hiện tại cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam chưa cho phép khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam.
 
Ngoài ra, cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam đang dừng chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân Nhật Bản kể từ ngày 21 tháng 3 năm 2020. Theo đó, người nhập cảnh cần phải được cấp TRC hoặc visa có hiệu lực trước khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Các thủ tục trước khi nhập cảnh vào Việt Nam

Thu xếp cơ sở cách ly (khách sạn) và chuyến bay

1. Về cơ sở cách ly, xin vui lòng xác nhận về cơ sở cách ly với chính quyền các tỉnh thành và liên hệ với cơ sở cách ly mong muốn.

2.Xin vui lòng liên hệ tới các hãng hàng không về các chuyến bay dự kiến từ Nhật Bản sang Việt Nam (chuyến bay đặc biệt).v.v.

Nộp đơn xin và được cấp phép nhập cảnh.v.v.

 Doanh nghiệp nơi người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam thu xếp chuyến bay và cơ sở cách ly (khách sạn) đồng thời tiến hành thủ tục để được cấp phép sau đây Thủ tục cụ thể có thể khác nhau tùy theo tỉnh thành địa phương.
➀ Phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quản lý nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp mà người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam,
➁ Hướng dẫn cách ly của chính quyền tỉnh, thành quản lý nơi đặt cơ sở cách ly và
➂ Cấp phép nhập cảnh của Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

(Tham khảo) Công văn số 3374/BCA-QLXNC ngày 2/10/2020 của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
                     Công văn số 5322/CV-BCĐ của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ngày 5 tháng 7 năm 2021.

Xin cấp Visa

Người chưa có TRC hoặc Visa có hiệu lực sau khi làm thủ tục (1) và (2) ghi trên, nộp đơn xin và được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản cấp visa.  
 

Xác nhận loại hình bảo hiểm tham gia

 Trường hợp sau khi nhập cảnh, kết quả xét nghiệm PCR.v.v. dương tính thì người nhập cảnh được cách ly điều trị cho đến khi khỏi bệnh tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam chỉ định, chi phí cần thiết sẽ do người nhập cảnh tự gánh vác. Vì vậy đề nghị người nhập cảnh cân nhắc tham gia trước “Bảo hiểm du lịch” và “Dịch vụ y tế (phiên dịch y tế, tư vấn, vận chuyển cấp cứu v.v…)” dành cho COVID-19 và có thể chi trả được tại Việt Nam. 

Xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh.v.v.

 Cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh phải xét nghiệm PCR trong vòng 3 ngày trước ngày nhập cảnh vào Việt Nam
 (Ví dụ) : Trường hợp nhập cảnh vào ngày 5 tháng 7 thì xét nghiệm PCR vào một trong các ngày là ngày 2 tháng 7 (trước ngày nhập cảnh 3 ngày), ngày 3 tháng 7 (trước ngày nhập cảnh 2 ngày) hoặc ngày 4 tháng 7 (trước ngày nhập cảnh 1 ngày), hoặc ngày 5 tháng 7 (vào ngày nhập cảnh).  

Khai báo y tế

 Cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam yêu cầu người nhập cảnh có nghĩa vụ khai báo y tế trực tuyến trong vòng 24 tiếng trước khi nhập cảnh (tại đường link dưới đây).
 
 Thời gian vừa qua đã có một số trường hợp gặp vấn đề trong quá trình kiểm tra khai báo y tế sau khi đến sân bay do sai sót trong nội dung khai báo y tế trực tuyến. Xin hãy lưu ý (1) chọn đúng sân bay đến, (2) nhập tên bằng ký tự anphabet, (3) nhập chính xác số hộ chiếu, chuyến bay, số ghế ngồi, nơi đến, điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, (4) không khai báo y tế trực tuyến quá 24 giờ trước khi nhập cảnh.
 

Ví dụ thủ tục đối với trường hợp sử dụng cơ sở cách ly tại Hà Nội, Hồ Chí Minh

 Ví dụ thủ tục đối với trường hợp sử dụng cơ sở cách ly tại Hà Nội, Hồ Chí Minh như sau đây. Trong trường hợp sử dụng cơ sở cách ly của các tỉnh, thành khác, xin vui lòng liên hệ tới chính quyền tỉnh, thành địa phương đó.

Những điểm lưu ý trước và trong khi nhập cảnh vào Việt Nam

 Trên quan điểm phòng chống lây nhiễm COVID-19, trước khi nhập cảnh 14 ngày, đề nghị người nhập cảnh hạn chế ra ngoài khi không cần thiết hay không có việc gấp, không đi nước ngoài và tự giữ gìn sức khỏe bản thân.
 
 Trường hợp người nhập cảnh thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe như có bệnh mãn tính v.v.thì nên trao đổi trước với bác sỹ và cũng nên xin giấy chẩn đoán bệnh bằng tiếng Anh nếu cần. Ngoài ra, người nhập cảnh cần lưu ý phòng chống lây nhiễm khi đến và rời cơ sở y tế để xin cấp giấy xác nhận âm tính.v.v.  
 
 Đề nghị người nhập cảnh nhanh chóng cân nhắc dừng nhập cảnh vào Việt Nam khi nhận thấy bản thân có khả năng bị nhiễm COVID-19 cao như trường hợp cảm thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác, hoặc trường hợp xác nhận có ca lây nhiễm ở xung quanh như nơi làm việc, nhà ở v.v.

 Xét đến nguy cơ lây nhiễm ở trong xe ô tô di chuyển đến sân bay, tại sân bay đi, bên trong máy bay, đề nghị người nhập cảnh thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp (đeo khẩu trang, tránh tập trung, sát khuẩn tay.v.v.).

 Trong thời gian kể từ sau khi nhập cảnh đến khi hoàn tất thời gian theo dõi sức khỏe, người nhập cảnh cần sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát thực hiện phòng chống dịch (chi tiết đang xác nhận).

Các thủ tục sau khi nhập cảnh

Dưới đây, xin giới thiệu ví dụ khi người nhập cảnh đến sân bay Nội Bài. Xin lưu ý có trường hợp thủ tục sẽ khác nhau tùy vào sân bay đến.

Sau khi đến sân bay

Xuất trình và xác nhận nội dung giấy xác nhận xét nghiệm PCR.v.v. âm tính

Xin vui lòng chuẩn bị giấy xác nhận âm tính được cấp tại Nhật Bản (nêu tại mục 3. (5) trên) vì cán bộ phụ trách sẽ yêu cầu xuất trình.

Xin lưu ý không được làm mất hoặc để bị thu hồi giấy xác nhận âm tính.

Việc xác nhận khai báo y tế sẽ khác nhau tùy theo sân bay đến và ngày đến.v.v.

Kiểm tra nhập cảnh

Xác nhận nội dung ghi trên hộ chiếu.

Ngoài ra, xin vui lòng chuẩn bị giấy cấp phép nhập cảnh (mục 3. (2) ➂nêu trên) vì có trường hợp cán bộ phụ trách yêu cầu xuất trình. 

Sau khi hoàn tất tất cả thủ tục của người xin visa khi đến (Visa on Arrival) thì mới bắt đầu kiểm tra nhập cảnh đối với toàn bộ hành khách (có trường hợp có quy trình khác)

Lấy hành lý

Lấy hành lý từ băng truyền, để lên xe đẩy và đợi ở xung quanh băng truyền cho đến khi nhân viên của hãng hàng không có hướng dẫn.

Hải quan

Người nhập cảnh có gửi hành lý riêng (chủ yếu bằng đường biển) hoặc đem theo nhiều tiền mặt cần nộp “Tờ khai Hải quan”.

Di chuyển đến cơ sở cách ly

Người nhập cảnh chờ cán bộ kiểm dịch hướng dẫn, di chuyển đến cơ sở cách ly bằng xe buýt chuyên dụng.v.v. do cơ sở cách ly chuẩn bị theo lối đi riêng.  

Người nhập cảnh được yêu cầu mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi di chuyển.

Có trường hợp phun thuốc khử khuẩn hành lý xách tay trước khi di chuyển đến cơ sở cách ly.  

Những nội dung khác

Các dịch vụ hỗ trợ tại sân bay như xe đẩy dành cho trẻ em, xe điện chưa được hoàn thiện. Có trường hợp các thủ tục tại sân bay kéo dài trên 1 tiếng.

Xét đến nguy cơ lây nhiễm tại sân bay đến, trong xe ô tô di chuyển về cơ sở cách ly (khách sạn), đề nghị người nhập cảnh thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp (đeo khẩu trang, tránh tập trung, sát khuẩn tay.v.v.). 
 

Cách ly 14 ngày

(Tham khảo) Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế.

(Lưu ý) Ngày 4/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn quy định thời gian cách ly tập trung là 7 ngày và sau đó theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày đối với những người đã tiêm vắc xin đáp ứng một số điều kiện nhất định, tuy nhiên công văn này vẫn chưa được áp dụng. (Công văn số 6288/BYT-MT của Bộ Y tế ngày 4 tháng 8 năm 2021).

Cơ sở cách ly

Trong thời gian lưu trú tại cơ sở cách ly, người nhập cảnh không được ra khỏi phòng. Đề nghị không đi vào bất cứ nơi nào khác ngoài phòng của mình theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và khách sạn. Ngoài ra, đề nghị theo dõi sức khỏe của bản thân trong suốt thời gian cách ly.
 
 Ngoài ra, tùy theo chủ trương và tình hình của cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam mà cơ sở cách ly, thời gian cách ly (bao gồm cả việc kéo dài thời gian cách ly), cách thức thực hiện cách ly v.v.có thể thay đổi.

Xét nghiệm PCR 

Về nguyên tắc, xét nghiệm PCR v.v.được thực hiện ít nhất 3 lần trong thời gian cách ly (ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày thứ 14)

 Tuy nhiên, thời điểm và số lần xét nghiệm PCR v.v.có thể thay đổi tùy thuộc vào khu vực quản lý cơ sở cách ly v.v.. Xin vui lòng xác nhận với cơ quan chức năng (Sở Y tế của tỉnh, thành quản lý nơi có cơ sở cách ly) về việc vận dung trên thực tế.

 Đôi khi cơ quan chức năng không thông báo kết quả xét nghiệm trong trường hợp kết quả xét nghiệm là âm tính.

Khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính

Khi nhận kết quả xét nghiệm PCR dương tính, người nhập cảnh sẽ nhập viện và cách ly chữa bệnh tại cơ sở y tế do Chính phủ Việt Nam chỉ định cho đến khi khỏi bệnh. Đề nghị người nhập cảnh di chuyển đến cơ sở y tế chuyên môn để điều trị theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. Khi đó, đề nghị liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản) và công ty cung cấp dịch vụ y tế (trường hợp đang ký hợp đồng)

 Ngôn ngữ được sử dụng tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc (cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.).

Khi có vấn đề về sức khỏe

Mỗi ngày người nhập cảnh sẽ được xét nghiệm thân nhiệt 2 lần. Trong trường hợp thân nhiệt cao trên 37,5 độ, có trường hợp được chuyển đến bệnh viện tại địa phương do tỉnh, thành phố chỉ định dù cho kết quả xét nghiệm PCR là âm tính. Xin lưu ý vì có trường hợp người nhập cảnh không giữ được sức khỏe sau chuyến bay dài và do những mệt mỏi trong quá trình cách ly.

 Đề nghị người nhập cảnh báo ngay với phía khách sạn khi cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác. Ngoài ra, nên trao đổi với với công ty cung cấp dịch vụ y tế v.v.trong trường hợp cần thiết.

 Ngôn ngữ tại bệnh viện là tiếng Việt. Do đó, cần có sự hỗ trợ từ công ty nơi người nhập cảnh làm việc (cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí v.v.).

Kết thúc thời gian cách ly

Sau khi kết quả các lần xét nghiệm PCR theo quy định đều âm tính và kết thúc thời gian cách ly , cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam sẽ cấp “Giấy chứng nhận hoàn tất thời gian cách ly”. Tùy theo từng khu vực, cũng có trường hợp được cấp “Giấy chứng nhận âm tính”.

Sau khi hoàn tất thời gian cách ly (thời gian theo dõi sức khỏe) 

Thời gian cách ly

 Trong thời gian 14 ngày sau khi hoàn tất thời gian cách ly, người nhập cảnh sẽ chịu sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan chức năng dựa theo các Công điện số 597/CD-BCD về việc thực hiện nghiêm các quy định về cách ly tập trung và quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 và Công điện số 600/CD-BCD đề ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19. Đề nghị người nhập cảnh thông qua nơi làm việc của mình, nhanh chóng liên hệ với cơ quan chức năng quản lý nơi làm việc và nơi cư trú (ví dụ Ủy ban Nhân dân, Bộ Y tế) để xác nhận và tuân thủ nội dung hướng dẫn của các cơ quan này.

(Lưu ý) Ngày 4/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành công văn quy định thời gian cách ly tập trung là 7 ngày và sau đó theo dõi sức khoẻ trong 7 ngày đối với những người đã tiêm vắc xin đáp ứng một số điều kiện nhất định, tuy nhiên công văn này vẫn chưa được áp dụng.

Theo dõi sức khỏe

Trong thời gian theo dõi sức khỏe, về nguyên tắc người nhập cảnh không được ra khỏi nhà, nơi lưu trú. Theo Công điện, nếu bắt buộc ra khỏi nhà, nơi lưu trú vì công việc hoặc mục đích cần thiết khác thì phải bảo cho công an, y tế địa phương. Việc áp dụng quy định này khác nhau tùy khu vực sinh sống. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng xác nhận với Sở Y tế của khu vực sinh sống.

   Trường hợp ra khỏi nhà, nơi lưu trú, ngoài việc đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, tránh tập trung, thông thoáng không khí, tự theo dõi sức khỏe bản thân, ghi chép danh sách người tiếp xúc gần, người nhập cảnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh và hạn chế đi đến những nơi đông người

Thực hiện xét nghiệm PCR

Thực hiện xét nghiệm PCR vào ngày thứ 7 tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung. Trường hợp người nhập cảnh cảm thấy có bất thường về sức khỏe như sốt, có triệu chứng của đường hô hấp, đau họng, rối loạn vị giác thì đề nghị  nhanh chóng điện thoại liên hệ tới cơ quan y tế, công ty cung cấp dịch vụ y tế, Bộ Y tế và đường dây nóng của CDC v.v. Khi đó, quan trọng là phải nêu rõ mình đang trong thời gian 7 ngày sau khi hoàn tất cách ly.

   Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp về các biện pháp áp dụng trong thời gian theo dõi sức khỏe trên từng địa bàn của Tp.Hà Nội. Đây là thông tin tại thời điểm xác nhận, vì vậy xin vui lòng tự xác nhận về các biện pháp áp dụng mới nhất (xin lưu ý về việc nội dung có thể thay đổi tùy vào tình hình lây nhiễm COVID-19.v.v.).

Cơ chế đi lại ưu tiên (Trường hợp thời gian lưu trú dưới 14 ngày (đang dừng áp dụng))

 Hiện nay, do sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, Việt Nam đang dừng áp dụng cơ chế nhập cảnh dành cho đối tượng nhập cảnh vì mục đích thương mại có thời gian lưu trú dưới 14 ngày (cơ chế đi lại ưu tiên).

Trong trường hợp gặp khó khăn

 Trong trường hơp cá nhân nhập cảnh gặp khó khăn trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam, xin vui lòng trao đổi với Đại sứ quán với những nội dung cụ thể (họ tên cán bộ phụ trách của cơ quan chức năng, chức vụ, địa chỉ liên lạc, nội dung phản hồi cụ thể của cán bộ phụ trách v.v..). Email liên hệ: keizaihan@ha.mofa.go.jp. (vui lòng liên hệ bằng tiếng Nhật).
Rate this post
phiendichthongdich