Nội Dung
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu là gì? Dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì trong quá trình làm thủ tục? Những thắc mắc thường thấy với những ai lần đầu tiên làm, hoặc cũng không quá nhiều người hiểu rõ. Bởi vậy hôm nay Daisuquan sẽ hướng dẫn mọi người một cách cụ thể về vấn đề này
Một trong những giấy tờ cần cung cấp khi người dân thực hiện các thủ tục về vấn đề hộ khẩu như thủ tục chuyển hộ khẩu, thủ tục đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú,.. là phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA, mẫu phiếu HK02 này được sử dụng khi có thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu.
Những nội dung trong mẫu HK02 nhằm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý về vấn đề hộ khẩu nắm bắt được các thông tin thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; đảm bảo các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ làm các thủ tục về hộ khẩu như thủ tục tách hộ khẩu, thủ tục chuyển hộ khẩu,…theo đúng quy định của pháp luật.
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu dùng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú, phiếu báo sẽ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Hiện nay, mẫu phiếu báo thay đổi thay đổi hộ khẩu nhân khẩu được sử dụng là mẫu HK02 Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BCA. Trong mẫu phiếu HK02 này cần đảm bảo các nội dung sau đây:
Bạn có thể tiến hành tải mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu thông quan internet
Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ.
Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh.
Mục “Dân tộc”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có).
Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này).
Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh.
Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh.
Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ”
Mục “Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”: Người khai phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cần ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.
Mục “Xác nhận của Công an” Tùy trường hợp cụ thể, địa điểm công dân tạm trú tạm vắng, nôi dung điền sẽ có chút khác nhau. Cần tham khảo kỹ vấn đề này từ các cán bộ công an.
Một điểm cần lưu ý, trong trường hợp người viết phiếu báo thay đổi cũng là người có thay đổi , thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục “Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.