Hộ chiếu trẻ em là để trẻ em có thể xuất, nhập cảnh. Như đi du lịch hoặc định cư bên nước ngoài. Vậy làm hộ chiếu cho trẻ em cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Cùng Daisuquan.online tìm hiểu nhé.
Hộ chiếu trẻ em là gì?
Hộ chiếu quốc gia bao gồm: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ. Theo đó, hộ chiếu trẻ em được hiểu là hộ chiếu phổ thông cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi.
Hộ chiếu trẻ em có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn từ 0 – dưới 9 tuổi: Làm hộ chiếu riêng hoặc cấp chung vào hộ chiếu của bố, mẹ. Hoặc người giám hộ của trẻ em đó;
- Giai đoạn từ 9 tuổi – dưới 14 tuổi: Bắt buộc làm hộ chiếu riêng.
Thời hạn của hộ chiếu trẻ em
Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Và không được gia hạn.
Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và trẻ em dưới 09 tuổi là con của công dân đó cũng có thời hạn 5 năm. Trường hợp bổ sung con dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của mình. Thì thời hạn của hộ chiếu sau khi bổ sung như sau:
- Hộ chiếu còn thời hạn không quá 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được giữ nguyên;
- Hộ chiếu còn thời hạn trên 05 năm thì thời hạn của hộ chiếu được điều chỉnh xuống còn 05 năm.
Ví dụ: Hộ chiếu của bố cấp ngày 12/09/2018 sẽ có thời hạn 10 năm từ 12/09/2018 đến 12/09/2028. Ngày 26/10/2018 bổ sung thêm bé vào hộ chiếu của bố. Thời hạn sử dụng của hộ chiếu sẽ chỉ còn đến ngày 26/10/2023 (tức là 5 năm).
Theo Điều 5 Nghị định 136/2007/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 94/2015/NĐ-CP.
Do đó, bố mẹ nên làm hộ chiếu riêng cho con. Dù con ở độ tuổi nào để không bị điều chỉnh thời hạn sử dụng hộ chiếu và tránh phải làm thủ tục tách riêng hộ chiếu sau này.
Điểm khác biệt với hộ chiếu người lớn
Làm hộ chiếu không cần có mặt trẻ em
- Trẻ em không cần phải có mặt khi làm hộ chiếu. Thay vào đó, cha mẹ, người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông là được.
Có thời hạn sử dụng ngắn hơn và không được gia hạn
- Hộ chiếu trẻ em có thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Khác với hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm và được cấp lại khi hộ chiếu còn hạn (điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2015/NĐ-CP).
Không làm hộ chiếu online riêng cho trẻ được
- Hiện nay, có nhiều tỉnh thành đã triển khai thủ tục làm hộ chiếu online. Tuy nhiên, hình thức này chỉ áp dụng đối với người trên 14 tuổi và đề nghị cấp chung hộ chiếu với con dưới 9 tuổi.
- Còn trẻ em dưới 14 tuổi cấp riêng hộ chiếu sẽ không thực hiện online được. Các bố các mẹ nên lưu ý điều này.
Hướng dẫn làm hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông cho trẻ em.
I. Hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em.
1. Mẫu tờ khai:
- Tờ khai xin cấp hộ chiếu lần đầu yêu cầu phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nên phần xác nhận ở cuối trang và đóng dấu giáp lai lên ảnh của người xin cấp hộ chiếu
- Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai xin cấp hộ chiếu như trên (cha mẹ khai và ký tên vào tờ khai);
- Trường hợp không còn mẹ, cha thì cha mẹ nuôi hoặc giám hộ hợp pháp ký vào tờ khai xin cấp hộ chiếu.
2. Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của người xin cấp hộ chiếu.
- Giấy khai sinh hợp lệ là được chứng thực tại UBND xã, phường, hoặc Tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng)
3. Sổ hộ khẩu của người đi làm hộ chiếu cho trẻ em
- Trong trường hợp cần thiết người làm hộ chiếu phổ thông cần phải mang sổ hộ khẩu bản gốc hoặc có chứng thực để để đối chiếu.
4. Bản gốc Chứng minh nhân đân hoặc hộ chiếu của người làm thủ tục xin cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi
- Khi nộp hồ sơ làm hộ chiếu người xin cấp hộ chiếu phải xuất trình CMND bản gốc để kiểm tra. CMND bản gốc được coi là hợp lệ khi còn thời hạn (cấp không quá 15 năm). Không rách nát, số CMND rõ ràng, không ép dẻo.
Xem thêm:
>>Dịch vụ làm hộ chiếu nhanh ở Hà Nội
>>Làm hộ chiếu ở TP. HCM nhanh gọn
II. Địa chỉ, địa điểm và nơi nộp hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ xin hộ chiếu Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Ví dụ: Nếu bé có hộ khẩu tạm trú hoặc tạm trú tại Hà Nội. Thì sẽ làm tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố Hà Nội.
- Bé có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại TP HCM. Thì sẽ làm hộ chiếu tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an thành phố.
- Nếu xin cấp hộ chiếu Việt Nam cho trẻ dưới 14 tuổi tại nước ngoài, công dân có thể làm thủ tục cấp hộ chiếu tại Đại sứ quán Việt Nam hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại. Xin vui lòng liên hệ với Đại sứ quán và lãnh sự quán tại nước sở tại để biết thông tin chi tiết cho trường hợp này.
III. Thời gian cấp hộ chiếu cho trẻ em
- Thời gian làm hộ chiếu cho trẻ em không quá 14 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định. Thời gian xin cấp hộ chiếu có thể dài hơn trong một số trường hợp nhất định
IV. Nơi trả kết quả thủ tục cấp hộ chiếu.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố công an tỉnh, thành phố nơi người xin cấp hộ chiếu có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
- Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
V. Lệ phí làm hộ chiếu cho trẻ em:
- 200.000 đồng
- Thông tư số 66/2009/TT-BTC ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ thu nộp, quản lý. Và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Lưu ý: Sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Trẻ em nên đi làm hộ chiếu và có hộ chiếu riêng để thuận tiện cho việc xuất nhập cảnh. Mong rằng qua bài viết trên các bố mẹ có thể hiểu thêm về hộ chiếu cho trẻ em. Bên cạnh đó nắm được thủ tục và hồ sơ để làm hộ chiếu cho trẻ em nhanh gọn, chính xác nhất.