Pháp là một quốc gia rộng lớn nằm ở phía Tây châu Âu, giáp với nhiều quốc gia lớn như: Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Nước Pháp có nhiều đặc điểm địa lý khác nhau, từ những đồng bằng ven biển, những cánh rừng bạt ngàn đến những đồi núi nhấp nhô hay những dãy núi cao ngất trời. Không chỉ đa dạng về địa lý, nước Pháp còn được xem là một trong những trung tâm văn hóa – nghệ thuật của cả châu Âu với những lâu đài, thành phổ cổ và kiến trúc, kho tàng văn hóa đồ sộ được để lại từ thời La Mã cổ đại hay thời kì Phục Hưng thịnh vượng. Pháp, đất nước không chỉ mang dấu ấn lịch sử của nhân loại, những ai từng đặt chân đến đây còn choáng ngợp trước một đất nước hiện đại và sang trọng bậc nhất châu Âu.
Bạn đang muốn đi du lịch, du học, công tác và thậm chí thăm người thân của mình ở Pháp? Bạn đang muốn biết về thủ tục và quy trình xin visa Pháp chuẩn nhất từ đại sứ quán? Bạn đang cần một dịch vụ làm visa đi Pháp uy tín, chất lượng với tỷ lệ đậu cao nhất? Công ty chúng tôi được ra đời để đáp ứng các nhu cầu này.
I. XIN VISA DU LỊCH NƯỚC PHÁP
02 hình 3.5 x 4.5 (nền trắng không quá 6 tháng)
Hộ chiếu bản gốc, còn hạn 6 tháng, có chữ ký, nộp kèm hộ chiếu cũ (nếu có)
Sổ hộ khẩu (photo tất cả các trang, sao y bản chính)
Giấy đăng kí kết hôn/ly hôn (photo, sao y bảng chính)
Chứng minh tài chính: Giấy tờ nhà đất (photo, sao y bảng chính), sổ tiết kiệm hoặc số dư tài khoản ngân hàng (tối thiểu 100.000.000 VND), giấy tờ xe ôtô, cổ phiếu, cổ phần,..
Chứng minh công việc: + Chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất nếu có (photo, sao y bảng chính) + Nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (bản sao, có đóng dấu treo công ty), đơn xin nghỉ phép đi du lịch được xác nhận từ chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của người nộp đơn, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao đông cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này. + Sinh viên: Giấy xác nhận đang là sinh viên tại trường, thẻ sinh viên, đơn xin nghỉ để đi du lịch, chứng minh tài chính của người tài trợ chi phí như trên. + Người nghỉ hưu: Quyết định về hưu, thẻ hưu, sổ hưu + Trẻ em dưới 18 tuổi không đi cùng bố mẹ cần có giấy đồng ý cho đi du lịch của bố hoặc mẹ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản sao CMND của bố hoặc mẹ, bản sao công chứng giấy khai sinh của trẻ.
II. XIN VISA ĐI PHÁP THĂM NGƯỜI THÂN
Tất cả giấy tờ xin visa thăm thân Pháp sẽ giống như visa du lịch công thêm những giấy tờ được cung cấp từ người thân của bạn ở bên Pháp gửi về.
Thư mời theo mẫu của Tòa thị chính Pháp: Ghi đầy đủ lý do mời, mời trong bao lâu, quan hệ như thế nào?,..
Bản sao hộ chiếu có công chứng Pháp
Chứng minh mối quan hệ giữa người mời và người xin visa (giấy khai sinh, hình ảnh chụp chung, thư từ, email…)
Nếu người mời chi trả chi phí chuyến đi của người xin visa Pháp thì phải chứng minh thu thập, tài chính đủ khả năng chi trả cho người xin visa + Yêu cầu cung cấp thông tin về nguồn tài chính của người mời + Xác nhận công việc + Sao kê tài sản ngân hàng 3 tháng.
III. XIN VISA ĐI CÔNG TÁC Ở PHÁP
Giấy tờ cá nhân cũng giống như 02 loại VISA ở trên, nhưng về phần chứng minh tài chính thì người xin visa vẫn phải có nhưng sẽ nhẹ nhàng hơn. Kèm theo một số giấy tờ như sau:
Thư mời của công ty tại Pháp nêu rõ mục đích và thời gian của chuyến đi cùng với chương trình cụ thể của chuyến đi và danh sách những người được mời + bản sao.
Hợp đồng liên kết, các đơn hàng, hóa đơn giữa 2 công ty
Quyết định cử đi công tác của công ty tại Việt nam
Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất (nếu là nhân viên)
Giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất, sao kê tài khoản ngân hàng
Trên đây là 03 loại Visa Pháp thường gặp nhau nhất và là visa ngắn hạn. Còn những loại visa dài hạn như visa du học, visa định cư thủ tục sẽ rườm rà rắc rối hơn.
Những lưu ý khi đi nộp hồ sơ:
Sau khi có được lịch hẹn chính xác, bạn cần đến đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Bạn cần phải mang theo cả CMND lẫn hộ chiếu nhé. Hộ chiếu thì sẽ nộp kèm theo hồ sơ xin visa Pháp rồi, còn CMND bạn sẽ bị phải đưa cho bảo vệ lúc vào cổng. Đây là quy định của LSQ Pháp bạn phải tuân thủ.
Văn phòng LSQ Pháp hoạt động có quy cũ, theo một trình tự nhất định, ở đây không có sự chen lấn, xô đẩy, mọi thứ rất trật tự và nghiêm ngặt. Số thứ tự của bạn thì sẽ được bảo vệ cấp lúc vào cổng, ngồi đợi đến lúc màn hình xuất hiện số thứ tự của mình thi đến quầy và thực hiện nộp hồ sơ như bình thường. Nhân viên lãnh sự có quyền đặt câu hỏi dành cho bạn, nên bạn phải bình tĩnh, tự tin và trả lời dứt khoát nếu được đặt câu hỏi nhé. Và lưu ý quan trọng là bạn sẽ phải nhìn vào một cái màn hình để họ chụp hình lại (hình sau này in vào VISA Pháp của bạn) nên nhớ cắt tóc gọn gàng, khuôn mặt sáng sủa nhé. Để sau này nhìn lại chả biết ai ở trong hình thì buồn.
Xin visa Pháp thì sẽ có quy trình lấy dấu vân tay (sinh trắc học) nữa, nên nếu có thiếu đoạn này thì xem lại hoặc hỏi lại nhân viên lãnh sự nhé.
Lệ phí xin visa đi Pháp ngắn hạn: Lệ phí chính thức sẽ là 60 Euros (khoảng 1.550.000đ – 1.755.000đ tùy thời điểm). Bạn có thể nộp bằng tiền Euro hoặc tiền VNĐ.
Địa chỉ nộp hồ sơ:Bạn có thể nộp hồ sơ tại văn phòng Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Tùy theo địa phương của bạn mà đến đúng theo địa chỉ như sau:
TP. Hồ Chí Minh: + Địa chỉ: Văn phòng Tổng lãnh sự quán Pháp – 27 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1. + Điện thoại: (08) 3520 6800.
Hà Nội: + Địa chỉ: Văn phòng Đại sứ quán Pháp – 57 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. +Điện thoại: (04) 3944 5700
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Pháp ngắn hạn là từ 07 – 15 ngày làm việc. Trừ những trường hợp đặc biệt cần xác minh, chứng thực nhiều thì có thể lên đến 01 tháng. Trong thời gian này có thể bạn sẽ được gọi lên phỏng vấn để xác minh thêm một số thứ. Bạn cứ bình tĩnh và trả lời dứt khoát, nhắm vào đúng trọng tâm của câu hỏi mà trả lời.
Sau khi có kết quả hồ sơ xin visa Phap của bạn, bạn sẽ nhận được thông báo qua Email hoặc tin nhắn. Bạn có thể đến tại văn phòng bạn làm hồ sơ để nhận kết quả. Hoặc bạn có thể đăng ký chuyển fax nhanh lúc đến nộp hồ sơ để tránh mất thời gian lên xuống nhiều lần.
Một số kinh nghiệm xin visa Pháp của Công ty chúng tôi:
Ngoài những hồ sơ như ở bước 1 bạn cần bổ sung thêm một số giấy tờ sau để nâng cao khả năng đậu VISA của mình. Không có những thứ này dường như chắc chắn bạn đã out ngay từ vòng gửi xe.
Booking vé máy bay (có khứ hồi): Bạn cần phải có giấy xác nhận này từ hãng hàng không mà bạn muốn đặt vé. Cái này chỉ là xác nhận thôi chứ chưa phải trả tiền, đậu visa rồi thì bạn có thể mua của các hãng giá rẻ cũng được nữa. Nhưng mà lưu ý là giấy xác nhận phải có đầy đủ thông tin chuyến bay, số hiệu, mã code, hãng máy bay có logo hãng đàng hoàng. LSQ Pháp sẽ không chấp nhận giấy xác nhận sơ sài chỉ có mã CODE. Tốt nhất là cung cấp luôn các giấy xác nhận đặt vé máy, thuê xe, vé tàu xe,..cho các chuyến đi qua lại giữa các nước Schengen.
Booking khách sạn: + Nếu đi theo diện thăm thân thì trong thư mời có sẵn việc bao ăn, ở từ phía người bảo lãnh, bạn không cần làm giấy này. + Du lịch tự túc: Giấy xác nhận, hoặc in từ email xác nhận đặt phòng từ các khách sạn mà bạn sẽ nghĩ ngơi tại Pháp và các nước thuộc khối Schengen. Cái này giống booking vé máy bay, bạn chưa phải trả tiền. + Nếu đi công tác: Ở đâu thì phải nói rõ ràng để cho họ tin tưởng
Lịch trình chi tiết: Cung cấp lý do qua đó (ở đây là mục đích du lịch) kèm theo một bản ghi chi tiết những nơi bạn sẽ đến, khách sạn bạn sẽ ở, và đi lại bằng phương tiện gì?,..v..v..
Bảo hiểm du lịch: + Cái này đảm bảo các chi phí nằm viện và hồi hương từ khối Schengen trong suốt chuyến đi – nộp bản sao và mang theo bản chính Hợp đồng bảo hiểm phòng trường hợp nhân viên LSQ hỏi để đối chiếu.
Photo thẻ tín dụng quốc tế (Credit Card): Cái này thì phía LSQ Pháp và các nước Châu âu trong khối Schengen không yêu cầu, nhưng thiết nghĩ khi mình đi du lịch nước ngoài mà có thẻ này thì sẽ chất lượng hơn và có sự tin tưởng hơn tự họ.