Dịch vụ tư vấn và nộp visa tại đại sứ quán Đức

Đức là quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu và là nước thu hút lượng nhân lực từ ngoài vào khá lớn bởi Đức là đất nước có chế độ lương hấp dẫn, điều kiện làm việc và sinh hoạt tốt. Sẽ không sai khi nói Đức là một lựa chọn dừng chân lý tưởng cho công việc và cuộc sống của bạn. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin bổ ích giúp bạn tích lũy quyền lợi khi nộp visa tại đại sứ quán Đức. 

 

I. Thủ tục xin visa đi Đức du lịch

► Hồ sơ nhân thân:

  • Hộ chiếu gốc (hộ chiếu phải còn hạn ít nhất 6 tháng sau ngày kết thúc chuyến đi, không được cấp trước ngày nộp quá 10 năm, có chữ ký);
  • Hộ chiếu có giá trị và đã hết hạn (nếu có, bản gốc và bản photo những trang có visa vào các nước Schengen, Anh, Mỹ, Canada, Úc hoặc New Zealand);
  • Đơn xin thị thực (khai online đầy đủ, in ra và ký tên);
  • 2 ảnh hộ chiếu (nền trắng, chụp trực diện mặt, mắt không bị che khuất & không chỉnh sửa);
  • Sổ hộ khẩu;
  • Giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của các con, photo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ/chồng và các con (nếu đã có gia đình);

► Hồ sơ công việc:

Nếu là cán bộ, nhân viên:

  • Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng / bổ nhiệm / Quyết định tăng lương;
  • Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch;
  • Xác nhận bảng lương 3 tháng gần nhất;

Nếu là chủ doanh nghiệp:

  • Giấy đăng ký kinh doanh của công ty;
  • Xác nhận nộp thuế của công ty;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 3 tháng gần nhất;

Nếu là người đã nghỉ hưu:

  • Sổ hưu;

Nếu là học sinh, sinh viên:

  • Đơn xin nghỉ phép có xác nhận của nhà trường (mẫu theo file đính kèm);

► Hồ sơ tài chính:

  • Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần đây;
  • Những giấy tờ khác nếu có (xác nhận chuyển tiền, thẻ tín dụng, thu nhập thường xuyên từ tài sản);

► Hồ sơ chuyến đi:

  • Chương trình du lịch;
  • Xác nhận đặt chỗ ở;
  • Xác nhận đặt vé máy bay;
  • Bảo hiểm du lịch (mức trách nhiệm ít nhất 30.000 Euro có giá trị cho tất cả các nước thuộc khu vực Schengen);

► Kinh nghiệm xin chuẩn bị hồ sơ xin visa Đức

  • Các văn bản không phải tiếng Anh hoặc tiếng Đức thì bạn phải dịch thuật công chứng sang tiếng Đức.

► Kinh nghiệm xin visa Đức khi đặt lịch hẹn

  • Đương đơn in tờ Hướng dẫn xin Visa tại Đại sứ quán Đức, sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự trong file hướng dẫn, đánh dấu vào phần chỉ dẫn ở cuối danh mục giấy tờ và đề địa điểm, ngày tháng nộp hồ sơ và ký tên.
  • Trước khi nộp, bạn in 1 bản ra để làm bản cứng nộp cho Đại Sứ Quán. Trong bản cứng này, có một bản tuyên bố mà bạn phải điền thông tin bằng tay và ký tên.
  • Mỗi giấy tờ đến phải có hai loại hồ sơ, hồ sơ gốc và hồ sơ photo/dịch thuật.

► Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa Đức

  • Trang phục lịch sự, gọn gàng. Tránh mặc quần bò, áo phông khi đi phỏng vấn
  • Bình tĩnh, trả lời chậm và rõ ràng khi được hỏi
  • Nội dung phỏng vấn chủ yếu xoay quanh mục đích bạn xin đi. Ví dụ: bạn đang làm gì, tại sao bạn muốn qua Đức, thời gian ở Đức là bao lâu, đã đi nước ngoài lần nào chưa … Nhìn chung, các câu trả lời của bạn cần thể hiện là bạn sang Đức với mục đích du lịch hợp pháp, có khả năng và điều kiện chăm sóc cho chính mình trong thời gian lưu trú và không có dự định ở lại quá lâu.

► Kinh nghiệm xin visa Đức

  • Mặc dù thời gian xét duyệt dự kiến không quá dài, nhưng vì thông thường, lượng du khách Việt nộp hồ sơ xin visa đi Đức cũng rất lớn (đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 5 -> tháng 9, 10); nên bạn cần đặt lịch hẹn nộp hồ sơ trước khi đi khoảng 3 tháng.

II. Thủ tục xin visa đi Đức làm việc

Những giấy tờ cần phải nộp khi làm hồ sơ xin visa đi Đức làm việc là:

  1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn
  2. 02 ảnh kích thước cỡ hộ chiếu, nền trắng, ảnh chụp trong 6 tháng gần nhất.
  3. Hộ chiếu bản gốc
  4. Hợp đồng lao động với doanh nghiệp thuê lao động tại Đức có ghi cụ thể mức lương, thời hạn làm việc (nếu cần)
  5. Giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn của người xin cấp visa
  6. Bảng tóm tắt quá trình học tập, công tác
  7. Chứng chỉ ngoại ngữ: Các chứng chỉ học tiếng Đức theo quy định.
  8. Trường hợp xin visa cư trú để tìm việc làm (không quá 6 tháng):
  9. Bằng tốt nghiệp đại học tại Đức hoặc hoặc bằng tốt nghiệp đại học nước khác có giá trị tương đương bằng tốt nghiệp đại học ở Đức.
  10. Chứng minh đủ khả năng tài chính để đảm bảo việc ăn ở, sinh hoạt trong toàn bộ thời gian cư trú tại Đức.
  11. Trình bày lý do bạn muốn tìm việc làm tại Đức.
5/5 - (1 bình chọn)
admin