Nội Dung
“Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện: bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện có thẩm quyền của quốc gia đó tại Việt Nam/ hoặc tại Đại sứ quán Việt Nam đối tại quốc gia đó.
Đặc biệt: Hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng nhận lãnh sự đều có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Trường hợp gửi qua đường bưu điện, giấy tờ tùy thân có thể là bản chụp, không cần chứng thực.
Nhiều Doanh nghiệp tại Singapore khi muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, hoặc cần giấy tờ hợp lệ để lưu thông tại Việt Nam, hay người Việt Nam sau khi đăng ký kinh doanh tại Singapore và muốn hợp pháp hóa lãnh sự tại Singapore các hồ sơ để mang về sử dụng tại Việt Nam, thì quy trình cơ bản các bước như sau:
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ GIẤY TỜ, TÀI LIỆU TẠI SINGAPORE
Đối với các Giấy tờ liên quan đến Doanh nghiệp như: Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động doanh nghiệp, Hồ sơ doanh nghiệp (chi tiết các hạng mục như tên Giám đốc, số lượng cổ động, cổ phần,…), một số chứng nhận khác của công ty,… Bạn phải liên hệ và mua các bản cứng này từ Cơ quan kế toán hoặc cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore (Cơ quan này ở Singapore tên là ACRA – Acconting Corporate Regulatory Authority). Bởi vì sau khi thủ tục thành lập doanh nghiệp hoàn tất, phía ACRA sẽ cấp cho doanh nghiệp các giấy chứng nhận điện tử, do đó, để có được những bản cứng của các Giấy tờ này bạn cần liên hệ với ACRA để mua.
BƯỚC 2: THỰC HIỆN CHỨNG THỰC TẠI SINGAPORE
BƯỚC 3: XÁC NHẬN NGOẠI GIAO TẠI SINGAPORE
BƯỚC 4: XÁC NHẬN NGOẠI GIAO TẠI ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI SINGAPORE
Các Bước 2, 3, 4: Mỗi cơ quan đều có chức năng và thẩm quyền riêng (Bao gồm kiểm tra, chứng thực và đóng dấu xác nhận lên các Giấy tờ, tài liệu cần hợp pháp hóa lãnh sự). Sau khi Giấy tờ, tài liệu được đóng dấu xác nhận thì giấy tờ, tài liệu này đã ở trạng thái có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
BƯỚC 5: DỊCH THUẬT VÀ CÔNG CHỨNG TẠI VIỆT NAM
Thực chất Bước 5 là không bắt buộc. Tuy nhiên để thuận tiện cho khách hàng và đối tác của Doanh nghiệp trong việc tiếp cận và hiểu thì doanh nghiệp nên dịch thuật và công chứng tại Việt Nam.
Hãy liên hệ với Đại Sứ Quán Online ngay để nhận được sự tư vấn tốt nhất!